This is default featured slide 1 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by Premiumblogtemplates.com

This is default featured slide 2 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by Premiumblogtemplates.com

This is default featured slide 3 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by Premiumblogtemplates.com

This is default featured slide 4 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by Premiumblogtemplates.com

This is default featured slide 5 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by Premiumblogtemplates.com

Người dân trên đỉnh Ngọc Linh nhiều đời vẫn giữ một hủ tục hà khắc: sinh đôi giết một. Khi người phụ nữ trở dạ và sinh ra hai đứa trẻ, một trong hai đứa buộc phải chết hoặc bị cách ly khỏi cộng đồng.Tục cữ ấy đã trở thành một hủ tục đẩy những đứa trẻ vô tội và nhiều cặp vợ chồng vào sự bế tắc.Trong nỗi ám ảnh bị trừng phạt và những hà khắc của luật tục ấy, có hai con người - hai cán bộ được bước ra ánh sáng nhờ đi học và trở thành những công dân đầu tiên bất tuân luật tục. Đó là A Bốt - cán bộ trạm truyền thanh Mường Hoong và A Tiên - phó bí thư Đảng ủy xã Ngọc Linh.


A Bốt làm việc tại trạm truyền thanh Mường Hoong - Ảnh: T.B.D.



“Con mình thì mình thương”Có một công dân làng dân tộc Châu ở xã Mường Hoong trong một đêm mưa lớn, trước sự lạnh nhạt của người làng sau ca sinh đôi, người đàn ông ấy đã cắn chặt môi bế hai đứa con còn đỏ hỏn, dẫn theo vợ con ra bìa rừng để quyết bảo vệ giọt máu của mình. Lần theo những địa chỉ mơ hồ, chúng tôi tìm đến trạm phát thanh xã Mường Hoong - một điểm tiếp sóng thuộc Đài truyền thanh truyền hình huyện Đắk Glei.Ngôi nhà cấp bốn mục cũ, đen xỉ vì rêu nằm chênh vênh trên con dốc là tổ ấm cho cả gia đình A Bốt bấy lâu nay. Cho đến nay A Bốt là người dân tộc Châu duy nhất tại làng Châu làm cán bộ. Câu chuyện lạ lùng của người đàn ông Châu này cũng là câu chuyện về sự thay đổi của cả một ý thức hệ, khi những hà khắc của luật tục buộc phải nhường bước cho những tư duy tiến bộ.A Bốt kể rằng ông từng đi bộ đội. Làng Châu chỉ có mấy chục túp lều, cũng chừng ấy thanh niên nhưng may mắn hơn, ông được Nhà nước cho đi học hết lớp 9 rồi theo đường vào quân ngũ. Năm 1986, chàng trai Châu của làng Đắk Rế đã là thiếu úy quân đội. Người ta thèm muốn chẳng được, vậy mà cái bản tính thích ngao du, không chịu ngồi yên một chỗ đã khiến Bốt từ bỏ môi trường quân đội, ra tìm công việc làm ngoài. Từ khi cởi áo sĩ quan, Bốt làm khắp nơi, từ chân kế toán đến cán bộ thủy điện, rồi dừng chân ở Đài phát thanh truyền hình Đắk Glei. Bốt kể rằng những năm 1995, khi ông trở về làng Đắk Rế của mình thì những nỗi ám ảnh về sinh đôi, tục kiêng cữ hà khắc của làng vẫn còn. Sinh đẻ là cái thuận theo ý Yàng, ý của tự nhiên mà người Châu thì cứ cho rằng hai đứa trẻ ra đời cùng một lúc là điềm xấu. Phải giết một. “Mình có đi học nên thấy đồng bào mình cứ tin những thứ như thế mình bực lắm, nhưng nói chẳng được”.Năm 1997, ông cán bộ người Châu A Bốt đang ở làng Đắk Rế thì phải bụng cô gái Xê Đăng ở tận Đắk Tô tên Y Riêu. Thương Bốt, Y Riêu theo chồng về Đắk Rế. Một năm sau đám cưới, Y Riêu trở dạ trong sự háo hức đón chờ đứa con đầu lòng của chàng cán bộ người Châu. Nhưng đúng vào cái đêm Y Riêu trở dạ, trời bỗng đổ mưa như trút nước. Y Riêu được cho sinh ở nhà và người làng tá hỏa khi thấy dưới bụng người phụ nữ ấy, hai đứa trẻ đỏ hỏn được sinh ra.“Đắk Rế bấy lâu nay mưa thuận gió hòa, lúa về đầy kho thóc. Y Riêu sinh đôi thì đó là cái điềm xấu lắm, phải giết đi một đứa thôi” - người làng lên tiếng. Nghe đến việc mất con, A Bốt kể rằng lúc đó “mình tức lắm, hét lên nói là bà con đừng có tin lung tung” nhưng không thuyết phục được người làng. Đêm hôm ấy, sau cuộc họp làng chớp nhoáng, nghĩ A Bốt là cán bộ, già làng nói với ông rằng nếu không giết một đứa thì phải sắm cái lễ cúng thật lớn để làng xả xui, rồi phải cữ làng thật lâu, tới khi nào cái lúa trên đồi được đưa về hết, thời gian đó Y Riêu không được đi chung lối với lối đi của làng, không được uống chung với dòng nước của làng.Sau đêm trở dạ sinh nở, nhìn Y Riêu da dẻ nhợt nhạt, tái xanh vì kiệt sức, nằm dang hai cánh tay để hai đứa con bú những giọt sữa đầu đời - mà ngoài kia làng mình lại đòi giết, đòi phạt, đòi chia lìa, ruột A Bốt đau như cắt. “Con mình là người chứ không phải ma quỷ, phải cho người làng biết họ đã sai”. Sáng hôm sau, Bốt qua nói vài lời gì đó với già làng rồi bảo Y Riêu ẵm con đi, đi khỏi cái làng Châu xinh đẹp nhưng hà khắc ấy, đi để bảo vệ hai sinh linh bé bỏng của mình. Bốt đi miết, thấy cái bóng tròn dưới chân thì cắm cây gậy xuống đất và bảo vợ dừng lại làm nhà. Hai vợ chồng nương nhau dựng lều, gieo hạt lúa nuôi con.A Bốt kể rằng từ khi ra khỏi làng dựng nhà ở riêng, lâu lâu nhớ làng ông vẫn trở về. Người Châu thương vợ chồng Bốt lắm nhưng chẳng dám vượt qua lề lối, quan niệm xưa cũ. Hai đứa con sinh đôi được hai vợ chồng hết mực thương yêu, chăm bẵm nhưng sau đó chẳng hiểu vì sao, một trong hai đứa lại ốm yếu đổ bệnh rồi chết. A Bốt bặm chặt môi tiếc con, Y Riêu khóc đến mấy tháng. Sống ở bìa rừng được một thời gian, khi trạm phát thanh ở Mường Hoong được xây dựng, thương Bốt nghèo khó, nhà cửa chưa có nên trạm đồng ý để Bốt đưa vợ con về tá túc.A Bốt nói rằng không chỉ hai đứa con đầu của ông được sinh đôi mà đến năm 2005, vợ ông lại tiếp tục sinh cùng lúc một trai và một gái. Các con ông lớn lên như cây cỏ giữa rừng, không ốm đau bệnh tật gì, thương yêu đùm bọc nhau trước sự ngờ vực của người làng. “Hồi đó mình là người đầu tiên dám chống lại luật làng, sau đó mấy người nữa cũng làm giống mình. Con cái là của trời cho mà làng mình cổ hủ quá, bực lắm. Giờ thì khác xưa nhiều rồi” - A Bốt nói.
A Bốt cùng vợ và con gái - Ảnh: T.B.D.Hà khắc cữ làng


Phó bí thư Đảng ủy xã Ngọc Linh A Tiên cũng là người Xê Đăng đầu tiên ở đỉnh Ngọc Linh đã bước qua mọi hà khắc cấm kỵ, quyết liệt với làng để bảo vệ vợ con mình trước quan niệm sinh đôi giết một. A Tiên nói rằng người Xê Đăng quan niệm sinh đôi là điều xấu. Sự sinh nở của người đàn bà cũng là điều nhớp nhúa nên ngày xưa khi người phụ nữ chuyển dạ thì buộc phải một mình ra rừng để sinh. Sau ba ngày, đứa trẻ cùng người mẹ nếu vượt qua được những thời khắc sinh tử, khỏe mạnh thì mới được trở về làng nuôi nấng. Ngược lại, đứa trẻ sẽ buộc phải chết ở rừng. Người thai phụ nếu sinh đôi thì chịu những sự kiêng cữ vô cùng hà khắc, buộc phải giết một hoặc tách lìa khỏi làng. Vợ A Tiên là một trong những trường hợp như thế.A Tiên cho biết cả hai vợ chồng ông đều là cán bộ ở xã. Năm 2005, sau nhiều năm kể từ ngày cưới nhau, Y Long - người vợ của anh - chuyển dạ và sinh cùng lúc hai đứa trẻ. Nghe tin Y Long sinh đôi, nhiều người làng hoảng hốt, không dám đến thăm nhà vì sợ xui xẻo. Tiên nói từ trước đến khi vợ ông sinh đôi, làng Xê Đăng nơi ông ở chưa có trường hợp nào tương tự. Đêm Y Long chuyển dạ, làng họp lại, sự lo lắng về nỗi tai ương ập đến với làng hiện rõ trên nét mặt người làng. “Nhưng cả A Tiên lẫn Y Long đều là cán bộ, là người của làng được đi học đàng hoàng thì phải đối xử khác” - già làng lên tiếng.A Tiên nói rằng ông đã phải đấu tranh rất nhiều, giải thích rất nhiều để người làng hiểu. Thương hai vợ chồng đều là cán bộ, làng để A Tiên nuôi con nhưng buộc hai vợ chồng phải chịu đựng những hình thức kiêng cữ hà khắc: gần một tháng trời không được tiếp xúc với ai, đi lên rẫy phải đi vòng ra sau rừng rồi xuống ruộng, tuyệt đối không đi chung lối với làng trong những ngày cữ đẻ. Y Long cũng không được uống cái nước chung với làng, không được nấu ăn chung với gia đình - sống một cuộc sống hoàn toàn biệt lập. “Mình phải thuận theo ý làng, luật lệ sinh ra đã như thế rồi không thể tránh được dù mình biết cái đó là không nên” - A Tiên nói. A Tiên nói rằng từ ngày hai đứa con của ông sinh ra đến nay chưa có sự cố gì lớn trong làng, hai đứa con khỏe mạnh, lớn lên bất chấp sự hoài nghi của làng. Nhìn hai đứa trẻ khỏe mạnh, người làng cũng bỏ dần hủ tục kiêng cữ, hủ tục hà khắc về những đứa trẻ sinh đôi. 
THEO T.B.DŨNG (TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ)

(ĐSPL)–Chồng Hà tuy không mắng chửi cô, nhưng anh ta lại là gã nghiện sex, nghiện cờ bạc. Hà mới sinh con được một tháng đang kỳ ở cữ, vẫn phải phục vụ chồng. Nói thật khi yêu Hà thích ở bên Sửu bao nhiêu, giờ Hà chỉ mong anh ta đi cho khuất mắt.Ngày Hà mới về ra mắt gia đình chồng tương lai, nhiều người ngỏ ý khuyên cô nên cân nhắc kỹ trước khi bước chân về ngôi nhà đó. Không phải vì ngẫu nhiên mà Sửu chồng Hà đã có 2 đời vợ.Nhiều người còn nói, gia đình đó khó sống nên hai vợ trước của Sửu chỉ ở được vài tháng là xin về nhà ngoại rồi biệt tăm biệt tích luôn. Hà cũng chột dạ, nhưng nghĩ giờ gạo đã nấu thành cơm rồi, cô làm sao thoát được. Hà đưa tay xoa bụng nhẹ, thai nhi 5 tháng tuổi đã bắt đầu biết đạp chân trêu mẹ rồi.


(Ảnh minh họa)Nhẹ dạ cả tin... trót rơi vào bẫy ngọt của tình ái

Hà vốn được nhiều người khen ngợi là hoa khôi của phố núi. Từ nhỏ Hà đã có nước da trắng ngần, đôi môi đỏ chúm chím. Vì gia đình vất vả nên cô sớm phải nghỉ học để phụ giúp cha mẹ. Cái tuổi ăn, tuổi lớn lại phải lam lũ suốt ngày lội bùn không làm Hà xấu xí mà ngược lại nó khiến cô thêm phần xinh đẹp, phổng phao. Con trai làng trên xóm dưới không ai không biết đến Hà, nhưng chỉ có điều Hà chưa ưng ý ai cả.Một lần anh chàng Sửu vào làng mua chim cảnh với bạn, đi qua cánh đồng, thấy Hà đang lấm lem bùn đất, nhưng vẫn xinh tươi rạng rỡ, nên đem lòng yêu mến. Dù đã qua hai đời vợ nhưng nhìn Sửu vẫn trẻ trung phong độ như thanh niên mới lớn nên Hà sớm bị tiếng sét ái tình. Sau vài lần hẹn hò, nhà Sửu sang xin cưới. Bố mẹ Hà vốn là những người nông dân thật thà chất phác, lại thấy hai đứa yêu nhau thật lòng nên đồng ý.Biết Hà sắp cưới Sửu nhiều bạn bè của cô một mực can ngăn, nhiều người con nói, Hà lấy Sửu không khác gì chui vào địa ngục. Bởi bố mẹ Sửu rất ghê gớm, lại có hai cô em gái đanh đá không ai bằng. Nếu Hà lấy Sửu coi như tự chôn vùi tuổi xuân của mình. Lan Anh bạn Hà còn không quên thêm câu “Đâu phải vì tự nhiên anh ta có hai đời vợ, nhưng lại bị vợ bỏ. Phải thế nào người ta mới bỏ đi chứ”. Tuy thế, Hà đâu còn lựa chọn khác, khi cô đã trót mang bầu với Sửu. Dự sinh là cuối tháng 8 năm 2006.Tháng cơ cực làm dâu nhà chồng Sau những ngày sinh nở Hà mới thật sự thấm thía cảnh làm dâu nhà chồng. Lời thiên hạ đồn quả không sai chút nào. Bố mẹ Sửu ghê gớm không ai bằng, nhất là bà mẹ bao phen khiến Hà rơi nước mắt. Hà ở cữ chưa được 2 tháng đã bị mẹ chồng bắt dậy làm việc.Mới sáng sớm 5h khi nhà chồng đang ngủ, Hà đã phải lọ mọ dậy phơi phóng quần áo, đi chợ, cơm nước cho cả nhà. Nhiều hôm, do còn cho con bú mà Hà không kịp chuẩn bị đồ ăn sáng cho hai cô em chồng đi học, y như rằng hôm đó cô bị mẹ chồng chì chiết cả ngày.Mà không tiếc lời nhiếc móc cô chậm chạp, lười biếng. Chửi chán bà quay sang nói mát Hà xinh nhưng ít học nên chỉ xứng đáng làm ô sin cao cấp phục vụ chồng, ngoài ra không được nước gì cả.Hà nghe thế nghĩ mà ức trong lòng. Cô còn tủi thân hơn khi đến bữa, cả gia đình chồng ngồi vào mâm hết, cô vẫn bị mẹ chồng sai làm thêm bát nước chấm, lấy cho mẹ cái thìa,...Hà cứ chạy đi chạy lại tới khi mọi người ăn gần hết mẹ chồng mới gọi “thôi Hà ăn đi”. Hà ngồi vào mâm cũng là lúc bố mẹ chồng, chồng và em gái Hà đứng dậy. Nhìn mâm cơm chỉ còn vài ba cọng rau, với chiếc phao câu gà Hà ứa nước mắt.Thấy mẹ đối xử với Hà không ra gì, hai cô em chồng cũng lên mặt kênh kiệu, coi chị dâu như người ở. Sáng sáng đi học, chúng không quên quẳng ra chậu cho Hà đống quần áo bẩn, dặn Hà phải giặt sạch. Có hôm Hà lỡ ngâm áo đồng phục chung quần áo màu, tới khi giặt bị loang lổ hết áo. Hà hoảng hốt, nhìn chiếc áo. Quả đúng như Hà đoán khi nhìn thấy chiếc áo loang lổ, em chồng khóc lóc chửi chị dâu không làm được cái tích sự gì. Mẹ chồng thấy vậy cũng ra sức chửi bới. Chỉ khi chồng Hà về mọi việc mới tạm lắng xuống.
Sửu chồng Hà không những là một tay cờ bạc mà còn là một gã nghiện sex, không biết yêu thương vợ con (Ảnh minh họa).


Chồng Hà tuy không mắng chửi cô, nhưng anh ta lại là gã nghiện sex, nghiện cờ bạc. Hà mới sinh con được một tháng đang kỳ ở cữ, vẫn phải phục vụ chồng. Nói thật khi yêu Hà thích ở bên Sửu bao nhiêu, giờ Hà chỉ mong anh ta đi cho khuất mắt. Hễ về thấy Hà đang nằm cho con bú là Sửu lại lân la, đòi vợ chiều. Nhiều lần Hà cũng đâm mệt mỏi. Vì sinh thường nên sau nhiều lần bị chồng ép phục vụ, Hà lại bị viêm nhiễm do không giữ gìn. Cô khổ sở chạy chữa, khi Hà nói với Sửu phải kiêng tuyệt đối khi cô khỏi hẳn, Sửu hậm hực cáu gắt. Anh ta vốn được vợ chiều nay thiếu không chịu được nên ra ngoài tìm gái.Từ ngày Sửu qua lại với gái làng chơi, tính tình thay đổi cũng hay tìm cớ gây sự chửi bới vợ. Nhiều lần thấy mẹ mắng vợ Sửu chẳng hiểu chuyện gì, cũng xông vào đánh cô can tội dám láo lếu làm mẹ chồng phật lòng. Mẹ chồng được thế, hả lòng, hả dạ.Hà ở với nhà chồng được 7 năm, sinh hai đứa con một trai một gái. Đó cũng là quãng thời gian đau khổ mà cô phải chịu đựng. Nhưng rồi một ngày khi Hà đi đang ở cữ sau khi sinh đứa con thứ 2, Hà lại bị chồng đòi hỏi sàm sỡ. Không được vợ đáp ứng Sửu nhảy vào cướp con, đánh vợ. Hà uất ức bế con bỏ chạy về nhà mẹ đẻ. Lần này cô quyết tâm không quay lại ngôi nhà đó nữa.

BẰNG LĂNG TÍM
nguồn: www.doisongphapluat.com

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên Thể thao & Văn hoá đang có mặt tại Sa Pa, vào khoảng 19h tối nay 1/9/2014, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên tuyến đường từ Sa Pa về thành phố Lào Cai.

Chiếc xe khách bị nạn được cho là chở tổng cộng 57 người. Thông tin ban đầu cho biết, ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này tính đến thời điểm 21h00 ngày 1/9/2014.

 Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe khách giường nằm của hãng Sao Việt BKS 29B-085.82 xuất phát từ thị trấn Sa Pa lúc 18h00 trên đường về thành phố Lào Cai đến km 18-19 thuộc Quốc lộ 4D đoạn Tòng Sành - Dốc 3 tầng (huyện Bát Xát) đã đâm vào một chiếc xe 4 chỗ dẫn đến mất lái và lao xuống vực sâu khoảng 200m.
Chiếc xe 4 chỗ được cho là đã va chạm với xe khách Sao Việt

  Bộ Y tế dự kiến sẽ cử lực lượng y, bác sĩ của Bệnh viện Việt - Đức lên Lào Cai để phẫu thuật cho các nạn nhân. Sở Y tế tỉnh Lào Cai đã huy động toàn bộ y, bác sĩ của khoa Nội và Khoa Ngoại của các Bệnh viện tuyến tỉnh và Bệnh viện Đa khoa các huyện: Bảo Thắng, Mường Khương, Sa Pa... tham gia cấp cứu và phẫu thuật cho các nạn nhân.
Phiếu thu phí đường bộ thu được từ hiện trường vụ tai nạn
Dịp này, do được nghỉ lễ dài ngày, nhiều người đã chọn phương án đi du lịch xa, và Sa Pa là một điểm đến thu hút đông đảo du khách. 

Thị trấn du lịch Sa Pa của Lào Cai đang bị quá tải, với tình trạng "cháy" phòng nghỉ cũng như khó khăn trong việc thuê xe máy đi tham quan vào các bản để chơi.

Các nạn nhân đang được cấp cứu tại nhiều bệnh viện ở Lào Cai
Một nguyên nhân nhỏ khác là thời tiết. Sau hơn 1 tuần mưa dầm, cả khu vực phía Bắc đã có nắng ấm. Trình trạng thời tiết này diễn ra theo trình tự từ phía đông lên phía Tây Bắc. Khách du lịch vì vậy di chuyển lên phía vùng núi phía Bắc là phù hợp với thời tiết đẹp.

Đông Hà

nguồn:Thethaovanhoa.vn

Sau 4 năm sống trong tủi nhục của cuộc đời người vợ được mua về, chị Phan Thị Liệu đã tự giải thoát cuộc đời mình. Sự tự do không khiến chị thoải mái khi kẻ coi chị như món hàng, đẩy chị vào cuộc đời địa ngục vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật".


Tin bạn, mất cả tương lai


Người phụ nữ bị bạn thân lừa bán sang Trung Quốc, tự đào thoát trở về là chị Phan Thị Liệu (SN 1980), đội 1, thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Chị Liệu kể lại: Lúc còn trẻ vì nhà đông anh em, gia cảnh nghèo đói, nên chị phải nghỉ học sớm để đi làm thuê giúp gia đình. Khi đến tuổi đôi mươi, nhờ sự mai mối, thiếu nữ thôn quê đã nên duyên cùng với một chàng trai xã bên và có một con trai. Cũng bởi vì cái nghèo, cái đói nên dần dần tình cảm vợ chồng không còn được nguyên vẹn và cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ.

Sau khi ly dị, một mình chị phải bươn chải kiếm sống nuôi con. Nhưng cái nghèo, thiếu thốn cứ bám riết lấy chị khiến chị mệt mỏi, chán nản. Lúc này, trong thâm tâm, chị chỉ mong kiếm được một việc làm có tiền để nuôi con và rồi chị quyết định vào Sài Gòn phụ việc cho một gia đình.

Cũng tại đây, tình cờ chị quen một người bạn tên Lê Thị Hà (SN 1978), cùng cảnh ngộ, tuổi tác không chênh lệch là bao, tình “đồng hương, đồng khói” khiến đôi bạn trở nên quấn quyết, thân nhau. Phụ việc được một thời gian chị Liệu trở về quê hương, vì quen biết nên chị thường xuyên qua nhà Hà chơi

Vào năm 2006, do quen biết nhau một thời gian dài, Hà rủ chị Liệu “đi sang Trung Quốc chơi cho biết”: “Tau có nhiều bạn bè giàu có bên nớ, trước là đi chơi, sau nhờ mấy đứa bạn tau kiếm việc giúp cho hi vọng 2 đứa mình sẽ đổi đời, tiền xe để tau lo hết, mi yên tâm”.

Người phụ nữ hiền lành cả tin, mấy ngày sau đó đã gói gém hành lý theo Hà lên xe đi, vì say xe nên đến Thanh Hóa, 2 người dừng lại nghỉ ngơi, ở đó một hôm, ngày sau cả 2 người đi một chặng nữa đến Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Trên suốt chặng đường, Hà không ngớt lời dỗ dành, hứa hẹn sẽ đưa chị Liệu qua đó ăn uống và mua sắm thỏa thích.

Sau khi vượt biên trái phép qua biên giới Trung Quốc, 2 người bắt xe đi suốt nửa ngày đường, tới một nơi toàn rừng núi heo hút thì Hà tạt vào một ngôi nhà toàn những người nói tiếng Trung Quốc. Những người đàn ông nhìn chị từ đầu đến chân với ánh mắt soi mói và thô thiển, khiến chị sợ hãi nhất quyết đòi về.  Đáp lại, Hà nói đây là nhà người quen của chị ta và yêu cầu chị Liệu ở lại một vài hôm. Sáng hôm sau lấy cớ đi có việc Hà đã chuồn về nước, bỏ chị Liệu một mình giữa chốn xa lạ.

Một người phụ nữ trạc tuổi tiến sát lại chị Liệu và nói bằng tiếng Việt: “Em đã bị con Hà bán rồi, từ giờ em phải nghe lời chị làm việc mới có tiền chuộc thân”. “Tui không đồng ý một mực khóc lóc đòi về nhà nhưng vô vọng, họ nạt nộ, đánh đập, sợ quá nên tui phải nghe theo”, chị Liệu chua chát kể. Chị bị đưa đến một vùng quê hẻo lánh cho người chồng là một người đàn ông Trung Quốc tên Trương Minh Thiên. 

Và từ đây, chuỗi ngày dài tủi nhục bắt đầu. Suốt 4 năm ròng, hằng ngày ngoài việc phải hầu hạ gia đình chồng như một nô lệ, chị Liệu còn buộc phải làm thêm ở một xưởng may, tiền bạc chị làm ra bị gia đình chồng thu hết, không cho chị cầm tiền bởi sợ chị sẽ trốn về nước. Sống với nhau được 1 năm thì chị và “chồng” có với nhau một người con.
Từ khi về nhà chồng, chị tự nhủ mình phải thật siêng năng, tạo lòng tin ở gia đình chồng mới có cơ hội được trốn về nước. Nhờ tính cần cù chịu khó nên dần dần chị lấy được niềm tin. Vào một ngày đẹp trời cuối năm 2010, sau những tháng năm vật vã nơi đất khách, chị đã xin phép gia đình chồng được về quê thăm gia đình và hứa sẽ quay lại, sau đó chị bắt xe tìm về Việt Nam chấm dứt chuỗi ngày dài bi kịch.

“Mẹ mìn” quỳ xin tha thứ

Bốn năm dài trên đất khách quê người, sống trong nỗi tủi nhục vì hành hạ, chị đã đôi lúc nghĩ rằng cuộc đời mình chẳng thể có ngày về với quê hương. Giờ được trở về quê, đó là niềm mong mỏi khôn xiết. 

Mất tích đằng đẵng sau 4 năm, chị Phan Thị Liệu đột ngột tìm về khiến người thân, hàng xóm ngỡ ngàng và vỡ òa trong hạnh phúc. Ngày chị về, cụ Cao Thị Luyện (70 tuổi) không tin nổi là đứa con gái của mình vẫn còn sống. “Nó đi biền biệt 4 năm không liên lạc chi hết chú à, tui thì già rồi, biết đi mô mà kiếm, có dặn anh em, người làng vô Sài Gòn gặp nó thì bảo về với mệ chứ mệ nhớ lắm. Nhưng mà không ai gặp hết, có người xấu miệng còn nói nó bỏ đi làm cái này, cái nọ…”, cụ Luyện buồn bã tâm sự.

Để chứng thực cho vụ việc, chị Liệu mở trong cái túi nhỏ đưa ra cho chúng tôi xem một tấm thẻ CMND của một người đàn ông Trung Quốc, mà theo chị đó chính là người chồng mà mình hầu hạ trong 4 năm ở xứ người. Sau khi được anh bạn dịch chúng tôi mới biết rõ trong tấm thẻ ghi là: Tên: Trương Minh Thiên; Giới tính: nam; Số thẻ: 901200 Địa chỉ tạm trú: số 149; Nơi phục vụ: Thị trấn Quân An số 0323; Hộ khẩu: đội Hồng Ngũ, thôn Trấn Tây, trấn Tư Vương, huyện Bình Nam, tỉnh Quảng Tây. Mặt sau của tấm thẻ ghi là nhân viên lưu động tỉnh Quảng Đông, thẻ tạm trú, Công an tỉnh Quảng Đông ban hành.

Về Việt Nam đã gần 4 năm nay, nhưng chị Liệu vẫn còn cay đắng và uất hận trước người bạn thân đã bán đứng mình, nhưng vừa giận vừa thương... Những lúc qua nhà Hà tìm để nói rõ sự tình nhằm trút bỏ uất hận, thì đối tượng Hà quỳ xuống xin chị Liệu tha thứ và hứa sẽ bồi thường cho chị 10 triệu đồng.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi, nếu đã thỏa thuận đền bù nhưng nhiều năm qua đối tượng vẫn không thực hiện lời hứa, tại sao chị không đi tố cáo kẻ đã bán mình? Chị Liệu thở dài, chép miệng: “Tiền bao nhiêu ăn rồi cũng hết, còn chuyện kiện cáo dính vô thì rắc rồi lắm, bây chừ cũng không giúp được chi nữa cả, mỗi lần nghĩ đến con Hà tui cũng tức lắm nhưng dù răng tui cũng mừng vì được trở về nhà rồi…”

Qua tìm hiểu, xác minh, chúng tôi được biết, đối tượng Lê Thị Hà (SN 1978, ngụ thôn Thanh Sơn, xã Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình). Nói về chuyện buôn người, chị Liệu bức xúc kể: “Không chỉ riêng tui bị nó lừa, mà có một hai người phụ nữ khác cũng bị chính nó lừa bán sang Trung Quốc, không biết nay đã trở về được chưa, thấy tội cho họ”. 



Khi hay tin chị Liệu trở về, chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng cho chị một căn nhà tình nghĩa để mẹ con chị có chỗ tránh nắng, tránh mưa. 

Chị Liệu bây giờ sống trong căn nhà tình nghĩa cùng đứa con trai Phan Trần Nhật Bảo (4 tuổi). Khi hỏi về đứa con này, chị chép miệng: “Đời tui có 3 đứa con trai, đứa đầu năm nay đã 14 tuổi, sống với ông bà nội ở xã bên, đứa thứ hai đang ở với chồng bên Trung Quốc mới đó mà 6 tuổi rồi. Còn đứa ni thì tui “ăn ra”, có nó cho vui nhà vui cửa, phòng lúc ốm đau, có nó chăm sóc…” 

Mặc dù trở về quê hương, nhưng cái nghèo vẫn bám riết chị Liệu. Nhà chỉ được mỗi sào ruộng là nơi mà hai mẹ con chị sống qua ngày. Hằng ngày chị rửa bát thuê để kiếm tiền, đứa con trai 4 tuổi mắc hiện đang mắc chứng bệnh còi xương vì thiếu dinh dưỡng. Cháu Bảo đã đủ tuổi đến lớp mầm non nhưng vì gia cảnh nên phải ở nhà theo mẹ.


THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

nguồn: doisongphapluat.com

Dù được cán bộ trại giam bảo vệ nghiêm ngặt nhưng không ít lần Lan Anh phải khóc lóc van xin bạn tù vì bị tấn công, sàm sỡ đến sưng tấy ngực.

Một ngày cuối tháng 8, sau gần 4 năm ở trại giam, Lan Anh chụp vội chiếc mũ rộng vành màu tím hoa cà lên đầu khi cán bộ trại giam nói có người muốn gặp. Mái tóc thướt tha vừa được cắt ngắn nhưng gương mặt và cơ thể của Nguyên vẫn như phụ nữ.

Ngay từ khi được đưa vào trại giam Phước Hòa thuộc Tổng cục VIII (Bộ Công an) năm 2010, "kiều nữ" chuyển giới Lan Anh khiến các cán bộ công an tỏ ra lúng túng. Trại có khoảng 2.600 phạm nhân nam và thi thoảng cũng tiếp nhận những người đồng tính phạm tội, song Cao Phước Nguyên (tên thật của Lan Anh) là một trường hợp hiếm hoi bởi mái tóc dài đến thắt lưng, gương mặt, vòng một cùng giọng nói hoàn toàn là nữ.

Nguyên phải mang án 5 năm 6 tháng về tội Cướp giật và Trộm cắp tài sản. Ngày bị bắt, chia tay bạn trai trong nước mắt bởi Nguyên biết cuộc tình của hai người sẽ chấm dứt từ đây. "Đau buồn đành chịu bởi mình làm nên tội thì bị pháp luật trừng trị. Nhưng khi vào đến trại giam và biết trại toàn đàn ông, tôi mới thấm thía hơn về thân phận của mình. Thật không có gì khổ bằng mang cơ thể nữ mà lại phải sống chung đụng với những người đàn ông. Những người bị giam giữ lâu ngày vốn ít khi được tiếp xúc với nữ", Nguyên nói.

Phát hiện mình muốn làm con gái từ khi còn nhỏ, đến năm 17 tuổi, Nguyên quyết định công khai giới tính của mình khi đi đặt túi ngực, để tóc dài, bơm silicon cho mông, bàn tay để mình trông không khác gì một quý cô. Cũng kể từ đó, gia đình và bạn bè không còn gọi là Cao Phước Nguyên mà chỉ gọi là Lan Anh như cách cô xưng hô với mọi người. 

Nhớ lại những ngày đầu tiên vào trại, Lan Anh cho biết luôn cảm thấy bối rối trước những ánh nhìn như xuyên vào da thịt của những bạn tù trong phòng giam vốn chật hẹp nhưng có đến 60 người. "Người thì chọc tôi là pê đê, người nói lời khiếm nhã. Mấy ngày đầu tôi không dám tắm cũng không dám thay đồ vì sợ bị nhìn ngực. Muốn tắm phải đợi lúc mọi người tắm xong hết. Muốn thay quần áo cũng phải đợi khi không có ai", phạm nhân chuyển giới 28 tuổi, nói.

Không dừng lại ở mức nhìn ngó trêu chọc, trong gần 4 năm tù không ít lần cô bị bạn tù quấy rối đến mức phải khóc lóc van xin. Cố quay người đi mỗi khi có ai đó nhìn, lẳng lặng tránh khi có người xáp lại gần nhưng cô vẫn không thể tránh khỏi.

"Cũng có người đàng hoàng nhưng không ít người bậy bạ. Nhiều lần tôi bị bạn tù sàm sỡ vào chỗ nhạy cảm. Phản ánh với cán bộ thì họ ngưng được một thời gian rồi lại đâu vào đấy. Đau lắm nhưng đành phải cắn răng chịu đựng", Lan Anh nói và cho biết nỗi ám ảnh của cô là vào những ngày lễ tết, thời điểm giám thị dễ dãi hơn nên bạn tù thường "tấn công" cô. "Nhiều lần tôi bị họ làm bầm tím cả ngực", Lan Anh kể.

Cũng nhiều lần cô ép mình bớt điệu để không lọt vào tầm ngắm của bạn tù nhưng không thay đổi được thực tế. "Đời tôi sinh ra là vậy rồi. Dù ở đâu tôi cũng muốn được là chính mình, được là con gái. Lao động trong trại mệt đến mấy nhưng mỗi ngày dành ít thời gian làm đẹp là tôi cảm thấy khỏe lại", vừa nói Lan Anh vừa vuốt nhẹ mái tóc mới bị cắt ngắn.

Tỏ ra hào hứng khi nói về chuyện làm đẹp, Lan Anh cho biết nhờ cán bộ trại giam thông cảm cho hoàn cảnh mà cô vẫn có cơ hội để sống như một người đàn bà, dù trong hoàn cảnh tù tội. "Gia đình vào thăm, tôi thích nhất là được má mang cho mấy cây son, hộp phấn, bút vẽ chân mày và mấy cái áo ngực mới để thay", cô nói.

Bóp nhẹ bàn tay có những móng thon nhỏ được sơn màu đậm, Lan Anh tỏ vẻ trầm ngâm khi cho biết nhiều lần phải đến trạm y tế của nhà giam để điều trị những biến chứng do phần silicon bơm vào cơ thể đã hết hạn sử dụng. "Ở nhà toàn nằm nệm, vào đây nằm gạch, người tôi giờ hư hết rồi nhưng phải ráng chịu thôi. Ai biểu mình mang thân phận thế này chứ", giọng nhỏ nhẹ, cô như nói với chính mình.

Do phạm nhân đặc biệt này lao động và có biểu hiện cải tạo tốt, sau một thời phân công may quần áo, thấy bất tiện trong việc khám xét cơ thể mỗi khi ra vào phân xưởng, cán bộ trại giam đã cho Lan Anh được phụ giúp bếp ăn của trại giam. Hiện, mỗi sáng cô cùng một vài người khác lo phần nấu nướng cho toàn bộ phạm nhân ở khu mình bị giam giữ. Buổi chiều không phải phụ bếp, cô được giám thị phân công quét dọn các buồng giam.

Nói về cuộc sống hiện tại cũng như những dự định cho tương lai, Lan Anh cho hay: "Chỉ mong những tháng ngày còn lại em được bình an, đừng ai chọc phá quấy rối. Lần này ra tù em dự định sẽ mở tiệm may quần áo hoặc làm nghề trang điểm để báo hiếu cha mẹ. Quyết không đi vào con đường tội lỗi", Lan Anh nói.

Theo các cán bộ trại giam Phước Hòa, hiện không có khu giam riêng cho người đồng tính. Trên giấy tờ, các phạm nhân đồng tính vẫn mang giới tính nam nên vẫn phải giam cùng các phạm cùng giới tính. Thừa nhận tình trạng này dẫn đến không ít trở ngại cho phạm nhân và cả công tác quản lý, song mọi thứ phải thực hiện đúng theo quy định.

"Trước mắt đối với những trường hợp này, dù không có khu giam riêng nhưng chúng tôi cũng thấu hiểu hoàn cảnh của họ và luôn làm mọi cách để các phạm nhân được đối xử một cách tốt nhất, an toàn nhất", một cán bộ cho biết.


Nguồn Vnexpress.net

Thật là một ý tưởng tuyệt vời để tái chế lốp xe thành chiếc ổ ấm áp tuyệt vời cho những chú cún cưng đáng yêu

Những thứ bạn cần:
-Lốp xe
-Sơn
-Mền hoặc gối
Thực hiên:
gần như là chúng ta chẳng phải làm gì, chỉ có 2 bước đơn giản:
Bước 1:
Làm sạch bề mặt lốp sau đó  hãy chọn một màu sơn mà bạn thích và phủ lên lốp hoặc kết hợp với màu trang trí nơi bạn định đặt chiếc giường cho vật cưng của bạn
Bước 2:
Hãy để sơn khô và đặt một chiếc gối hoặc tấm mền vào bên trong chiếc lốp.Vậy thôi! thế là hoàn thành  chiếc giường cho thú cưng rồi đó

Bạn có thể tham khảo chi tiết video dưới đây

Mong rằng thú cưng của bạn sẽ thích thú ngôi nhà mới  mà bạn tặng chúng :)

 Bạn có ý tưởng hay hơn? Hãy chia sẻ cùng mọi người hoặc ghé thăm FB của bọn mình để chúng ta có thêm nhiều ý tưởng hay cho cuộc sống ;)

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Làm thế nào để cốc cà phê đá của bạn trở nên đậm đà hơn?

Thay vì dùng những cục đá lạnh bình thường chúng ta hãy thử làm cách này : hãy pha thật nhiều cà phê sau đó đổ vào khay rồi đặt chúng vào tủ lạnh
chúng sẽ đóng băng như những viên nước đá bình thường chỉ khác đó là cà phê

gỡ nó ra và hưởng thụ thành quả thôi






để có một buổi sáng tỉnh táo,thế này có lẽ là quá tuyệt vời

 Bạn có thể làm ngược lại đối với cà phê sữa.thay vì đóng băng cà phê chúng ta hãy đóng băng sữa.hãy tận hưởng vị ngọt dần đều khi chúng tan từ từ trong ly cà phê của bạn


 Bạn có ý tưởng hay hơn?Hãy chia sẻ cùng mọi người hoặc ghé thăm FB của bọn mình để chúng ta có thêm nhiều ý tưởng hay cho cuộc sống ;)

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG


thời buổi hiện nay.khi mà những nơi có cây xanh ngày càng ít thì sự có mặt của những chậu cây cảnh bán thủy sinh trong không gian sống của bạn sẽ là giải pháp nhẹ nhàng mà hiệu quả.những chậu cây cảnh này sẽ giúp không gian của bạn thêm phần thoáng đãng và thư thái.


 Chuẩn Bị :
-Một chậu cảnh kín đáy lớn và sâu (để có thể chứa cả nước)
-Đất, sỏi, đá dăm
-một miếng ngăn bằng nhựa hoặc cao su (để ngăn phần đất nuôi cây với phần nước)

 Thực Hiện:
Đất,sỏi phải làm sạch khỏi các loại cành lá hoặc tạp chất.
Đặt phần nhựa ngăn đất sau đó trồng cây lên
Các bạn không nên dùng nước có nhiều clo hoặc vôi
Để nước luôn trong và cây phát triển tốt các bạn nên để chúng ở nơi có bóng mát hoặc ánh nắng dịu
Các bạn có thể trồng hoa Lili, rau diếp nước, bạc hà nước,hoa loa kèn vàng , hạt thóc, hoặc thả vài hạt sen già(còn nguyên vỏ nhé) vào để chúng tự nảy mầm.Thậm chí có thể thêm vài cây bèo nổi.
Vậy là chậu bán thủy sinh của chúng ta hoàn thành rồi đó :)



Dưới đây là một số chậu cây đơn giản các bạn có thể tham khảo 

những chậu cảnh sử dụng chậu đựng nước sinh hoạt bình thường







 Bạn có ý tưởng hay hơn?Hãy chia sẻ cùng mọi người hoặc ghé thăm FB của bọn mình để chúng ta có thêm nhiều ý tưởng hay cho cuộc sống ;)

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

(VTC News) – Một kỹ sư máy tính đã tiết lộ loại máy tính bảng “giá cắt cổ” có phần mềm giáo dục tiếng Việt được nhập vào Việt Nam.


Sở Giáo dục TP.HCM vừa đưa ra đề án về số hóa sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM với kinh phí khoảng 4.000 tỉ đồng thì tại địa phương này đã xuất hiện thông tin máy tính bảng giá rẻ được nhập hàng chục ngàn chiếc từ Đài Loan về Việt Nam với giá 900.000 đồng nhưng lại bán ra thị trường giá gấp 4 - 5 lần khiến dư luận bức xúc.

anh H bức xúc khi máy tính bảng có giá 900.000đ nhưng bán ra thị trường với giá từ 3-5 triệu đồng

Một kỹ sư điện tử tên H. (xin không nêu tên đầy đủ) - giám đốc một công ty chuyên về máy tính ở TP.HCM đã thông tin chi tiết về loại máy tính bảng được cho là sản phẩm giống như mô tả để cung cấp cho đề án này.

Theo anh H, ngày 30/7/2014, anh được khách hàng từ Đài Loan liên hệ và gửi qua email mẫu máy tính bảng rất nhỏ gọn. Giá nhập cho hơn 3000 thiết bị rất hấp dẫn, khoảng 900.000 VND, với màn hình 7inch - hệ điều hành android 4.2.

Ngày 1/8, anh được gửi một chiếc về để dùng thử. Thấy máy tính có những tính năng sách giáo khoa tiếng Việt, chương trình giáo dục và trò chơi bổ ích có thể kinh doanh được nên anh H bắt đầu đi tìm kiếm khách hàng để bán.
phía sau chiếc vỏ nhựa của sản phẩm "giáo dục thông minh"

 Ban đầu anh H không biết chiếc máy tính này dành riêng cho giáo dục nhưng khi thấy báo chí viết về đề án số hóa sách giáo khoa của Sở GD-ĐT TP.HCM, anh tỏ ra hoài nghi và lấy máy tính ra xem thì thấy vỏ máy ghi tên công ty AIC Group Smart Education; Made in Taiwan (quốc gia sản xuất Đài Loan).

Loại máy tính bảng này được cài sẵn hệ thống phần mềm Kids, trong đó có nhiều tài liệu ghi ‘người và tôi’, ‘lòng tôn kính’, ‘lòng trung thực’, ‘lòng dũng cảm’… và các chương trình dành cho thiếu nhi.

Máy tính bảng này còn có chương trình giáo dục cho học sinh THPT, THCS, sách giáo khoa dành cho lớp 10, lớp 12…và các bài giảng chi tiết về chương trình vật lý, hóa học của Việt Nam.

Theo đánh giá của anh H, chất lượng của máy tính bảng này rất thấp, chạy được vài chương trình là máy gặp vấn đề. Chiếc máy được thiết kế bằng vỏ nhựa, pin 1.5A, dùng liên tục được vài giờ là hết pin. Loại pin này chỉ sạc được khoảng 500 lần là chai pin, mỗi cục pin thay với giá từ 200 – 300 ngàn đồng.
máy tính được cài phần mềm Kids. trong đó có nhiều tài liệu dành cho các em học sinh nhỏ tuổi

Ngoài ra, máy tính bảng này có độ phân giải kém, không thể dùng bút cảm ứng viết được lên màn hình.

Theo phán đoán của anh H, tuổi thọ của máy tính chưa đến 2 năm là phải mua máy mới. Anh H khẳng định, loại máy tính bảng này được mua với giá chỉ 900.000 đồng nhưng khi bán ra thị trường thì đội lên từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc.

“Tôi rất bức xúc khi biết giá nhập vào của thiết bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị. Mà đối tượng mua máy tính là các học sinh tiểu học. Bạn có chấp nhận được không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này.”

Anh H tính toán, nếu đúng là những chiếc máy này được bán cho hơn 327.000 em học sinh theo đề án của Sở GD-ĐT TP.HCM thì có nghĩa là một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp. Lợi nhuận thu về cho các đơn vị kinh doanh thiết bị này lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.
Chi tiết nhất là các chương trình sách giáo khoa như hóa học, vật lý... cho học sinh lớp 10, 11...


Lần theo thông tin công ty AIC Group Smart Education ghi trên vỏ máy, phóng viên thấy tên công ty này trùng hợp với tên Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) có trụ sở ở Hà Nội.

Tuy nhiên, trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế - AIC cho biết, công ty bà không có sản phẩm máy tính bảng nào có tên là AIC Group Smart Education được nhập với giá 900.000 đồng.

“Thực tế, chúng tôi có nhập máy tính bảng từ bên Đài Loan về, nhưng sản phẩm này chỉ để phục vụ trong nội bộ công ty và hoàn toàn không bán ra thị trường" – bà Nhàn nói.
Cận cảnh chiếc máy tính bảng bằng vỏ nhựa giá chỉ 900.000 đồng nhưng bán ra thị trường gấp 3-4 lần.

Sáng 25/8, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về việc này.

nguồn: vtc.vn

ý kiến cá nhân:
 klq nhưng ngày trước mình đi học cấp I được nghỉ hẳn 3 tháng hè chỉ ăn với đi câu cá và chạy nắng.

Những đồ vật đơn giản như bỉm, tất hay khăn mềm của bé bạn có thể tạo nên những con búp bê dễ thương từ bỉm không?. câu trả lời là Có và cực dễ nhé :)

Nguyên liệu các bạn cần có để làm 1 con Búp bê từ bỉm đó là:
-Bỉm chưa sử dụng (loại bỉm dán)
-Khăn tắm mềm (loại sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng)
-Tất nhỏ
-Băng dính hoặc keo dán
Thực hiện:









 Bạn có ý tưởng hay hơn?Hãy chia sẻ cùng mọi người hoặc ghé thăm FB của bọn mình để chúng ta có thêm nhiều ý tưởng hay cho cuộc sống ;)

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
nguồn :pharMa

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts

Text

Random post

Cari Blog Ini

bonchen8 © 2013 Published By Gooyaabi Templates Supported by Best Blogger Templates and Premium Blog Templates - Web Design